QUÂN KHU 2 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 2 – BQP
|
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
|
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43 /QĐ-CĐN2
Ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề số 2 – BQP)
Tên nghề: Vận hành máy thi công nền
Mã nghề: 40510248
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 28
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
– Kiến thức:
+ Có những kiến thức cơ bản về: Điện kỹ thuật, Cơ ứng dụng, Vẽ kỹ thuật, Vật liệu học, Nguội cơ bản,… cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề vận hành máy thi công nền.
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan;
+ Trình bày được các phương pháp thi công của máy máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan;
+ Trình bày được các biện pháp an toàn bảo hộ lao động phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn, các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi vận hành, bảo dưỡng máy thi công nền;
+ Phân tích được quy trình chuẩn bị thi công cho máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan;
+ Trình bày được quy trình vận hành và bảo dưỡng các loại máy thi công nền;
+ Trình bày được một số nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan;
+ Trình bày được các đặc tính kỹ thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan;
+ Trình bày được các phương án tổ chức và quản lý khi thi công nền;
– Kỹ năng:
+ Đọc được các bản vẽ thi công;
+ Thực hiện được các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi thi công nền và xử lý được các tình huống khi xảy ra tai nạn;
+ Lựa chọn được các công việc chuẩn bị cho máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan trước khi thi công;
+ Sử dụng được các dụng cụ thiết bị trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thông thường;
+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được những hư hỏng thông thường trên các máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
+ Vận hành được máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan đúng quy trình đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
+ Thực hiện được một số kỹ năng cơ bản về nguội;
+ Lựa chọn được phương án thi công và các thiết bị thi công;
+ Tổ chức, điều hành tổ, nhóm thi công nền và kèm cặp người thợ có tay nghề thấp.
+ Hướng dẫn được thợ bậc dưới và thợ phụ trong các công việc thi công nền;
+ Thường xuyên cập nhật kiến thức mới, kỹ năng vận hành và bảo dưỡng.
+ Thực hiện được các biện pháp an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường.
+ Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết được những tình huống trong thực tế;
+ Có kỹ năng giao tiếp tốt với lãnh đạo, với đồng nghiệp và với khách hàng.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
– Chính trị, đạo đức:
+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước;
+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế – xã hội;
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội
Chủ nghĩa;
+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.
– Thể chất, quốc phòng:
+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài;
+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Hiểu biết những kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp nghề, nghề Vận hành máy thi công nền, học sinh sẽ:
+ Vận hành được các loại máy: máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan trong nghề vận hành máy thi công nền trên các công trường xây dựng, san lấp, công trình thủy điện, thủy lợi;…
+ Bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng thông thường trên các máy xúc, máy ủi, máy lu và các máy liên quan trong nghề vận hành máy thi công nền trên các công trường xây dựng, san lấp, công trình thủy điện, thủy lợi;…
+ Làm chủ các máy thi công;
+ Có thể làm tổ trưởng hoặc đốc công tại các công trường thi công xây dựng;…
+ Tham gia tạo nguồn xuất khẩu lao động;
+ Tự tạo việc làm cho mình.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC.
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học:
– Thời gian khoá học: 1,5 năm
– Thời gian học tập: 68 tuần
– Thời gian thực học : 2200 giờ
– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ
(Trong đó thi tốt nghiệp: 110 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học:
– Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1990 giờ
+ Thời gian học bắt buộc 1650 giờ; Thời gian học tự chọn: 340 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 534 giờ; Thời gian học thực hành: 1456 giờ;
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
MÃ MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Thời gian đào tạo (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Các môn học chung |
210 |
106 |
87 |
17 |
MH 01 |
Chính trị |
30 |
22 |
6 |
2 |
MH 02 |
Pháp luật |
15 |
10 |
4 |
1 |
MH 03 |
Giáo dục thể chất |
30 |
3 |
24 |
3 |
MH 04 |
Giáo dục quốc phòng – An ninh |
45 |
28 |
13 |
4 |
MH 05 |
Tin học |
30 |
13 |
15 |
2 |
MH 06 |
Ngoại ngữ ( Anh văn) |
60 |
30 |
25 |
5 |
II |
Các môn học, mô đun đào tạo nghề |
1650 |
492 |
1046 |
112 |
II.1 |
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
410 |
258 |
126 |
26 |
MH 07 |
Điện kỹ thuật |
45 |
32 |
10 |
3 |
MH 08 |
Cơ ứng dụng |
60 |
39 |
17 |
4 |
MH 09 |
Vẽ kỹ thuật |
60 |
40 |
16 |
4 |
MH 10 |
Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật |
45 |
39 |
3 |
3 |
MH 11 |
Vật liệu học |
60 |
52 |
4 |
4 |
MH 12 |
An toàn lao động và vệ sinh môi trường |
30 |
21 |
7 |
2 |
MĐ 13 |
Nguội cơ bản |
80 |
17 |
59 |
4 |
MH 14 |
Kỹ năng giao tiếp |
30 |
18 |
10 |
2 |
II.2 |
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề |
1240 |
234 |
920 |
86 |
MĐ 15 |
Bảo dưỡng động cơ đốt trong |
80 |
24 |
49 |
7 |
MĐ16 |
Bảo dưỡng hệ thống điện |
56 |
12 |
40 |
4 |
MĐ 17 |
Bảo dưỡng hệ thống thủy lực |
60 |
18 |
37 |
5 |
MĐ 18 |
Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy xúc |
72 |
18 |
49 |
5 |
MĐ 19 |
Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy ủi |
56 |
12 |
40 |
4 |
MĐ 20 |
Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác máy lu |
56 |
12 |
40 |
4 |
MH 21 |
Kỹ thuật thi công |
60 |
53 |
2 |
5 |
MĐ 22 |
Vận hành máy xúc |
280 |
35 |
227 |
18 |
MĐ 23 |
Vận hành máy ủi |
200 |
25 |
158 |
17 |
MĐ 24 |
Vận hành máy lu |
160 |
21 |
128 |
11 |
MĐ 25 |
Thực tập sản xuất |
160 |
4 |
150 |
6 |
Tổng cộng: |
1860 |
598 |
1133 |
129 |
IV. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO TỰ CHỌN, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
MÃ MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun tự chọn |
Thời gian đào tạo (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
MĐ 26 |
Bảo dưỡng và vận hành máy trộn bê tông |
80 |
23 |
53 |
4 |
MĐ 27 |
Sửa chữa những hư hỏng thông thường trên máy thi công nền |
80 |
15 |
61 |
4 |
MĐ 28 |
Thực tập tốt nghiệp |
180 |
4 |
170 |
6 |
Tổng cộng |
340 |
42 |
284 |
14 |
V. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC VÀ TỰ CHỌN :
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Kiểm tra kết thúc mô đun, môn học và thi tốt nghiệp
1.1 Kiểm tra kết thúc mô đun, môn học.
– Lý thuyết
+ Viết: 1 – 2 giờ
+ Vấn đáp không quá 60 phút
+ Trắc nghiệm không quá 60 phút
– Thực hành nghề không quá 8 giờ
2. Thi tốt nghiệp
Số TT |
Nội dung |
Hình thức |
Thời gian |
1 |
Chính trị |
Viết Trắc nghiệm |
Không quá 120 phút Không quá 120 phút |
2 |
Kiến thức, kỹ năng nghề – Lý thuyết nghề
– Thực hành nghề
· Mô đun tốt nghiệp ( tích hợp giữa lý thuyết với thực hành) |
Viết Trắc nghiệm Vấn đáp
Bài thi thực hành
Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành |
Không quá 180 phút Không quá 90 phút Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh) Không quá 24 giờ
Không quá 24 giờ |
3. Các hoạt động giáo dục ngoại khóa
Số TT |
Nội dung |
Thời gian |
1 |
Thể dục, thể thao: |
5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 |
Văn hóa, văn nghệ: – Qua các phương tiện thông tin đại chúng – Sinh hoạt tập thể |
Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 |
Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 |
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể |
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 |
Thăm quan, dã ngoại |
Mỗi học kỳ 1 lần |
4. Các chú ý khác
– Học tập nội quy, quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường.
– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất.
– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh.