Tin tức

Cao đẳng nghề Công nghệ Ô tô

 

QUÂN KHU 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 2 – BQP

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

 

 

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG 

(Ban hành kèm theo Quyết định số:44a/QĐ-CĐN2 ngày 21 tháng 01  

Năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề số 2-BQP)

Tên nghề: Công nghệ ô tô  

Mã nghề: 50510222 

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề 

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương. 

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 41

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề.  

I.  MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp: 

– Kiến thức: 

+ Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô; 

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô; 

+ Trình bày được cách đọc các bản vẽ kỹ thuật và phương pháp tra cứu  các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

+ Trình bày được các quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

         + Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm của từng loại chi tiết, hệ thống trong ô tô;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực của ô tô hiện đại; 

+ Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ô tô;

+ Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành khi lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

+ Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Công nghệ ô tô;

+ Nêu được nội dung và những nguyên lý cơ bản trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất.

+ Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp;  

– Kỹ năng:

+ Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và  kiểm tra trong nghề Công nghệ ô tô;

+ Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thật và đảm bảo an toàn lao động;

+ Thực hiện được công việc kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực trong ô tô;

+ Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;

+ Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp;

+ Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các  tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản;

+ Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;

+ Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;

+ Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn. 

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

– Chính trị, đạo đức:

    + Trình bày được những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật của nhà nước;

    + Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, có

chất lượng và năng suất cao;

     + Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

– Thể chất, quốc phòng:

 + Thường xuyên rèn luyện thân thể để có đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài;

 + Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác quân sự và tham gia quốc phòng. 

3. Cơ hội việc làm:

Người lao động kỹ thuật có trình độ Cao đẳng nghề sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, lắp ráp ô tô và các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, các cơ sở đào tạo nghề; có thể được phân công làm việc ở các vị trí:

– Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề.

– Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.

– Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải ô tô.

– Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô.

– Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC: 

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học 

 –  Thời gian đào tạo: 3 năm

–  Thời gian học tập: 131 tuần

–  Thời gian thực học: 3750 giờ 

–  Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ  (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học:

–  Thời gian học các môn học chung: 450 giờ

– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ 

+ Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc: 2460 giờ;

+ Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo tự chọn: 840 giờ;

+ Thời gian học lý thuyết: 942 giờ; Thời gian học thực hành: 2358 giờ;

 

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

  

Mã MH,

 

 

Tên môn học, mô đun

 

 

Thời gian đào tạo (giờ)

 

 

 

Tổng

 

Trong đó

 

 

 

số

 

 

Thực hành

 

Kiểm tra

 

 

 

 

 

thuyết

 

 

I

 

 

Các môn học chung

 

 

450

 

 

220

 

 

200

 

 

30

 

MH 01

 

Chính trị

 

90

 

60

 

24

 

6

 

MH 02

 

Pháp luật

 

30

 

21

 

7

 

2

 

MH 03

 

Giáo dục thể chất

 

60

 

4

 

52

 

4

 

MH 04

 

Giáo dục quốc phòng – An ninh

 

75

 

58

 

13

 

4

 

MH 05

 

Tin học

 

75

 

17

 

54

 

4

 

MH 06

 

Ngoại ngữ (Anh văn)

 

120

 

60

 

50

 

10

 

 

II

 

 

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

2460

 

727

 

1628

 

105

 

 

II.1

 

 

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

 

 

615

 

 

367

 

 

211

 

 

37

 

MH 07

 

Điện kỹ thuật

 

45

 

42

 

0

 

3

 

MH 08

 

Điện tử cơ bản

 

45

 

42

 

0

 

3

 

MH 09

 

Cơ ứng dụng

 

60

 

56

 

0

 

4

 

MH 10

 

Vật liệu học

 

45

 

30

 

12

 

3

 

MH 11

 

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

 

45

 

30

 

12

 

3

 

MH 12

 

Vẽ kỹ thuật

 

45

 

30

 

12

 

3

 

MH 13

 

Công nghệ khí nén-thuỷ lực ứng dụng

 

45

 

42

 

0

 

3

 

MH 14

 

Nhiệt kỹ thuật

 

45

 

42

 

0

 

3

 

MH 15

 

An toàn lao động

 

30

 

25

 

3

 

2

 

MH 16

 

Tổ chức quản lý sản xuất

 

30

 

28

 

0

 

2

 

MĐ 17

 

Thực hành AUTOCAD

 

45

 

0

 

43

 

2

 

MĐ 18

 

Thực hành Nguội cơ bản

 

90

 

0

 

86

 

4

 

MĐ 19

 

Thực hành Hàn cơ bản

 

45

 

0

 

43

 

2

 

 

II.2

 

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

 

1845

 

360

 

1417

 

68

 

MĐ 20

 

Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa

 

75

 

30

 

41

 

4

 

MĐ 21

 

Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền và bộ phận cố định của động cơ 2

 

150

 

30

 

114

 

6

 

MĐ 22

 

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí

 

90

 

15

 

71

 

4

 

MĐ 23

 

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

 

105

 

30

 

71

 

4

 

MĐ 24

 

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí

 

105

 

30

 

71

 

4

 

MĐ 25

 

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử

 

105

 

30

 

71

 

4

 

MĐ 26

 

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

 

105

 

30

 

71

 

4

 

MĐ 27

 

Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ô tô 2

 

150

 

30

 

114

 

6

 

MĐ 28

 

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực

 

150

 

30

 

114

 

6

 

MĐ 29

 

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển

 

90

 

15

 

71

 

4

 

MĐ 30

 

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái

 

60

 

15

 

43

 

2

 

MĐ 31

 

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh

 

105

 

30

 

71

 

4

 

MĐ 32

 

Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô

 

190

 

30

 

152

 

8

 

MĐ 33

 

Thực tập tại cơ sở sản xuất 2

 

365

 

15

 

342

 

8

 

 

 

Tổng

 

2910

 

947

 

1828

 

135

 

IV. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN TỰ CHỌN, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

 

 

 

Mã MH,

 

 

 

 

Tên môn học, mô đun

 

 

Thời gian đào tạo (giờ)

 

Tổng

 

Trong đó

 

số

 

 

Thực hành

 

Kiểm tra

 

 

 

thuyết

MĐ 34

 

Công nghệ phục hồi chi tiết trong sửa chữa ô tô

 

120

 

30

 

86

 

4

MĐ 35

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun dầu điện tử

90

30

56

4

MĐ 36

 

Thực hành mạch điện cơ bản

 

120

 

30

 

86

 

4

 

MĐ 37

 

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

 

120

 

30

 

86

 

4

 

MĐ 38

 

Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động ô tô

 

90

 

25

 

61

 

4

 

MĐ 39

 

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh ABS

 

90

 

25

 

61

 

4

MĐ 40

Kiểm tra và sửa chữa PAN ô tô

120

30

86

4

MĐ 41

 

Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô-xe máy

90

15

71

4

 

 

Tổng

 

 

840

 

 

215

 

 

593

 

 

32

 

V. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

1. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun và thi tốt nghiệp.

a. Kiểm tra kết thúc môn học :

+ Hình thức kiểm tra kết thúc môn học, mô đun : Viết, vấn đáp, bài tập thực hành, tích hợp.

+ Thời gian kiểm tra :    – Lý thuyết : 60 – 120 phút.

                                       -Thực hành : 1 – 4 giờ.

                                             – Tích hợp lý thuyết và thực hành : 2 – 6 giờ

b. Thi tốt nghiệp:

 

 

Số TT

 

 

Nội dung

 

 

Hình thức

 

 

Thời gian

 

1

 

Chính trị

 

Viết

 

Trắc nghiệm

 

Vấn đáp

 

 

 

Không quá 120 phút

 

Không quá  60 phút

 

Không quá  60 phút

 

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

 

2

 

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Lý thuyết nghề

 

Viết

 

Trắc nghiệm

 

Vấn đáp

 

 

 

Không quá 180 phút

 

Không quá 120 phút

 

Không quá  60 phút

 

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

 

 

 

– Thực hành nghề

 

Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp

 

Không quá 24 giờ

 

 

 

 

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

 

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

 

Không quá 24 giờ

 

2. Các hoạt động ngoại khóa.

 

 

Số

 

 

TT

 

 

Nội dung

 

 

Thời gian

 

1

 

Thể dục, thể thao

 

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

 

2

 

Văn hoá, văn nghệ

 

19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

 

3

 

Hoạt động thư viện

 

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

 

4

 

Hoạt động đoàn thể

 

 Đoàn thanh niên tổ chức

 

5

 

Tham quan, dã ngoại

 

Mỗi học kỳ 01 lần

 

3. Các chú ý khác:

– Học tập nội qui, qui chế và giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên khi mới nhập trường. 

– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.

– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện sinh viên.         

 

 

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn caodangngheso2.edu.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 | caodangngheso2.edu.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status