Tin tức

Trung cấp nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

QUÂN KHU 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 2 – BQP

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

  

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 43/QĐ-CĐN2ngày 21 tháng  01 năm 2013

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề số 2 – BQP)

 
 

 

Tên nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

Mã nghề: 40480101     

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 29

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

– Kiến thức:

     + Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính, điện tử máy tính, mạng máy tính;

     + Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần trong hệ thống máy tính;

     + Đọc và hiểu các thông số kỹ thuật của các thành phần phần cứng máy tính;

     + Mô tả được việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính, kể cả các thiết bị ngoại vi;

     + Mô tả được việc tháo lắp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì máy tính xách tay;

     + Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

– Kỹ năng:

+   Lắp đặt hệ thống máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi;

+   Lắp ráp, cài đặt, cấu hình  hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm;

+   Chẩn đoán, sửa chữa máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi;

+   Chẩn đoán và xử lý các sự cố phần mềm máy tính;

+   Bảo dưỡng hệ thống máy tính;

+   Quản lý được mạng LAN nhỏ.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

– Chính trị, đạo đức:

         + Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, về vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước;

         + Thực hiện được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

        + Nhận thức và biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân; biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam;

       + Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp.

– Thể chất và quốc phòng:

        + Phân biệt được kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

          + Mô tả được kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh;

          + Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

          – Làm việc tại các doanh nghiệp có trang bị hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng; các toà nhà có trang bị hệ thống máy tính; các công ty chuyên kinh doanh máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, hãng sản xuất, bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính;

          – Làm việc tại các trường học ở vị trí phòng thực hành, xưởng thực tập, dạy học cho các đối tượng có bậc nghề thấp hơn;

          – Có thể học tiếp tục ở bậc cao đẳng, đại học;

          – Tự mở doanh nghiệp.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học:

          – Thời gian đào tạo: 02 năm

          – Thời gian học tập: 90 tuần  

          – Thời gian thực học: 2575 giờ

          – Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học:

          – Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

          – Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2365 giờ

            + Thời gian học bắt buộc: 1695 giờ        + Thời gian học tự chọn: 670 giờ

  + Thời gian học lý thuyết: 767 giờ          + Thời gian học thực hành: 1598 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

 MH,

 MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng – An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2365

729

1463

168

MH 07

Anh văn chuyên ngành

60

28

28

4

MH 08

An toàn vệ sinh công nghiệp

30

18

10

2

MĐ 09

Tin học văn phòng

90

20

62

8

MĐ 10

Internet

45

15

28

2

MH 11

Lập trình căn bản

90

28

54

8

MH 12

Kiến trúc máy tính

90

56

26

8

MH 13

Kỹ thuật đo lường

45

28

15

2

MH 14

Kỹ thuật điện tử

120

40

70

10

MH 15

Kỹ thuật xung số

120

54

56

10

MĐ 16

Lắp ráp và cài đặt máy tính

120

36

74

10

MH 17

Mạng máy tính

90

54

28

8

MĐ 18

Xử lý sự cố phần mềm

90

20

62

8

MĐ 19

Sửa chữa bộ nguồn

60

16

40

4

MĐ 20

Kỹ thuật sửa chữa màn hình

125

43

72

10

MĐ 21

Sửa chữa máy tính

135

43

82

10

MĐ 22

Sửa chữa máy in và thiết bị  ngoại vi

135

43

82

10

MĐ 23

Thực tập tốt nghiệp

250

20

218

12

MĐ 24

Sửa chữa máy tính nâng cao

150

40

100

10

MĐ 25

Quản trị mạng 1

100

32

60

8

MĐ 26

Hệ quản trị CSDL

120

30

82

8

MĐ 27

Thiết kế và quản trị Website

90

20

64

6

MĐ 28

Xử lý sự cố phần mềm nâng cao

60

15

40

MĐ 29

Đồ họa ứng dụng

150

30

110

10

Tổng cộng

2575

835

1550

185

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun và thi tốt nghiệp:

1.1. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:

          – Lý thuyết:         

+ Viết: 60 ÷ 120 phút

+ Vấn đáp: 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời

+ Trắc nghiệm: Không quá 60 phút

– Thực hành: 4 ÷ 8 giờ

1.2. Thi tốt nghiệp:

Số TT

Nội dung

Hình thức

Thời gian

1

–  Chính trị

– Viết

– Vấn đáp

60 ÷ 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

– Lý thuyết nghề

 

 

– Viết

– Vấn đáp

 

– Trắc nghiệm

 – Không quá 180 phút

 – 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời

– Không quá 60 phút

 

– Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

2. Các hoạt động giáo dục ngoại khóa:

          Nội dung cho các hoạt động ngoại khóa bao gồm:

 

 Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5h ¸ 6h;  17h ¸ 18h hằng ngày

2. Văn hóa, văn nghệ

– Qua các phương tiện thông tin đại chúng

– Sinh hoạt tập thể

 

Vào ngoài giờ học trong ngày

19h ¸ 21h trong tuần

3. Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học

4. Vui chơi, giải trí và hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức

5. Tham quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 01 lần

3. Các chú ý khác:

          – Học tập nội quy, quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường.

         – Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất.

         – Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn caodangngheso2.edu.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2025 | caodangngheso2.edu.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status