QUÂN KHU 2 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 2 – BQP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số:42/QĐ-CĐN2 ngày 21 tháng 01 năm 2013
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề số 2 – BQP)
Tên nghề: Điện công nghiệp và dân dụng
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên
Số lượng môn học/môđun: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
– Kiến thức:
+ Trình bày được phương pháp tính toán tiết diện dây dẫn, thiết bị đóng cắt, phụ tải của một căn hộ.
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp lắp đặt và quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện gia dụng, máy biến áp một pha, động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha, một pha, động cơ điện vạn năng.
+ Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn điện và phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật.
– Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo đồng hồ, phương tiện đo điện.
+ Tính toán, thiết kế, lắp đặt được hệ thống điện nội thất, hệ thống chiếu sáng cho: gia đình, cơ quan, xưởng sản xuất.
+ Sửa chữa thành thạo các đồ điện gia dụng: Bàn là, nồi cơm điện, máy sấy tóc, bếp điện, bình nước nóng, tủ lạnh, máy giặt…
+ Sửa chữa, quấn mới các loại máy biến áp 1 pha, máy nạp ác quy, ổn áp công suất nhỏ ( 0,5 KVA đến 5 KVA)
+ Sửa chữa, quấn mới các loại động cơ 1 pha: máy bơm nước, quạt bàn, quạt trần, quạt treo tường, quạt cây …
+ Sửa chữa, quấn mới các loại động cơ 3 pha, sửa chữa động cơ điện vạn năng.
+ Lắp đặt, sửa chữa được các thiết bị ®iÖn trong công nghiệp và dân dụng.
– Thái độ:
+ Tích cực chủ động trong học tập, rèn luyện tính tỉ mỉ cẩn thận trong thực hiện công việc, bảo đảm an toàn trong lao động. Chấp hành tốt nội quy, quy chế nhà xưởng và đặc thù của nghề.
2. Cơ hội việc làm:
Có thể làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ về lĩnh vực điện dân dụng.
Tự mở cửa hàng kinh doanh, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện dân dụng.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học
– Thời gian đào tạo: 06 tháng
– Thời gian học tập: 24 tuần
– Thời gian thực học: 680 giờ
2. Phân bổ thời gian thực học
– Thời gian thực học: 680 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 177 giờ
+ Thời gian học thực hành: 449 giờ
+ Thời gian Kiểm tra: 54 giờ.
– Ôn tập, kiển tra kết thúc khoá học: 24 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ |
Tên môn học |
Thời gian của môn học (giờ) |
||||
Tổng số |
Trong đó |
|||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
||||
MH 01 |
Điện cơ sở |
40 |
30 |
8 |
2 |
|
MĐ 02 |
Điện tử cơ bản |
45 |
17 |
24 |
4 |
|
MĐ 03 |
Thiết kế lắp đặt hệ thống điện căn hộ |
100 |
25 |
68 |
7 |
|
MĐ 04 |
Sửa chữa vận hành thiết bị điện gia dụng |
105 |
24 |
75 |
6 |
|
MĐ 05 |
Máy điện |
286 |
54 |
206 |
26 |
|
MĐ 06 |
Trang bị điện |
104 |
27 |
68 |
9 |
|
|
Tổng cộng |
680 |
177 |
449 |
54 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC MÔN HỌC/MÔĐUN
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Kiểm tra kết thúc khoá học
Thực hiện bài tập kỹ năng tổng hợp hoàn thiện sản phẩm
2. Hoạt động ngoại khoá
Nội dung |
Thời gian |
1. Thể dục, thể thao |
17 giờ ¸ 18 giờ hàng ngày |
2. Văn hoá, văn nghệ |
19 giờ ¸ 21 giờ |
3. Hoạt động thư viện |
Ngoài giờ học |
3. Các chú ý khác.
– Học tập nội quy, quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường.
– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
– Tham quan cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất.