Tin tức

Cao đẳng Hàn

 

QUÂN KHU 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 2 – BQP

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 44a/QĐ-CĐN2 Ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề số 2- BQP)

Tên nghề: Hàn

Mã nghề: 50510203

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 38

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

– Kiến thức:

+ Chế tạo được phôi hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ bằng mỏ cắt khí bằng tay, máy cắt khí con rùa.

+ Giải thích được các vị trí hàn (1G, 2G, 3G, 4G, 1F, 2F, 3F, 4F, 5G, 6G, 6GR).

+ Hiểu được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản.

+ Trình bày được phạm vi ứng dụng của các phương pháp hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG).

+ Nguyên lý, cấu tạo và vận hành thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG).

+ Thiết lập quy trình hàn áp dụng vào thực tế của sản xuất.

+ Trình bày được nguyên lý cấu tạo, vận hành được các trang thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW…).

+ Cài đặt được chế độ hàn TIG trên máy hàn.

+ Tính toán được chế độ hàn hợp lý.

+ Trình bày được các khuyết tật của mối hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG) nguyên nhân và biện pháp đề phòng.

+ Trình bày được các ký hiệu mối hàn, phương pháp hàn trên bản vẽ kỹ thuật.

+ Trình bày và giải thích được quy trình hàn, chọn được vật liệu hàn, áp dụng vào thực tế của sản xuất.

+ Phân tích được quy trình kiểm tra ngoại dạng mối hàn theo tiêu chuẩn Quốc tế (AWS).

+ Giải thích được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản.

+ Biết các biện pháp an toàn phòng cháy, chống nổ và cấp cứu người khi bị tai nạn xảy ra.

+ Trình bày và giải thích được quy trình hàn, chọn được vật liệu hàn, áp dụng vào thực tế của sản xuất.

+ Giải thích được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản.

+ Tính toán được chế độ hàn thích hợp khi thực hiện các nhiệm vụ, công việc hàn cụ thể.

+ Phân tích nội dung thiết lập một quy trình hàn.

+ Trình bày các ký hiệu mối hàn, phương pháp hàn trên bản vẽ tiêu chuẩn kỹ thuật với trình độ Anh văn chuyên ngành.

+ Trình bày được nguyên lý, vận hành máy xử lý nhiệt của mối hàn.

+ Biết phân tích, tổng hợp, đánh giá tiến độ thi công, ứng xử, giao tiếp.

+ Giải thích được ký hiệu mối hàn, phương pháp hàn từ Anh ngữ.

– Kỹ năng:

+ Chế tạo được phôi hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ bằng mỏ cắt khí bằng tay, máy cắt khí con rùa.

+ Gá lắp được các kết hàn theo các vị trí khác nhau theo yêu cầu kỹ thuật.

+ Vận hành, điều chỉnh được chế độ hàn trên máy hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG).

+ Đấu nối được thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, TIG) một cách thành thạo.

+ Chọn được chế độ hàn hợp lý cho các phương pháp hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG).

+ Hàn được các mối hàn bằng phương pháp hàn Hồ quang tay (SMAW), có kết cấu đơn giản đến phức tạp, như mối hàn góc (1F – 4F), mối hàn giáp mối từ (1G – 4G), mối hàn ống từ vị trí hàn (1G, 2G, 5G, 6G) của thép các bon thường, có chất lượng mối hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ.

+ Hàn được các mối hàn MAG/MIG vị trí hàn 1F – 3F, 1G – 4G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

+ Hàn được các mối hàn TIG căn bản, nâng cao.

+ Hàn được các mối hàn SAW vị trí 1F, 2F, 1G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

+ Hàn được thép hợp kim bằng phương pháp xử lý nhiệt theo yêu cầu.

+ Sửa chữa được các mối hàn bị sai hỏng, biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục hay đề phòng.

+ Có khả năng làm việc theo nhóm, độc lập.

+ Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công.

+ Bảo dưỡng được thiết bị, dụng cụ và phòng chống cháy nổ của nghề Hàn.

+ Quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm lao động.

+ Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

– Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật và Luật Lao động.

+ Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và của người thợ hàn nói riêng.

+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế.

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp nhằm tạo điều kiện sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

– Thể chất và quốc phòng:

+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, có thói quen rèn luyện thân thể, đạt tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định nghề đào tạo.

+ Có những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết theo chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh.

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

– Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các công ty, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn có nghề Hàn.

– Làm tổ trưởng, trưởng nhóm.

– Học liên thông lên đại học.

– Công tác trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài. 

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học:

– Thời gian đào tạo: 3 năm

– Thời gian học tập: 131 tuần

– Thời gian thực học: 3750 giờ

– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ;

(Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ).

2. Phân bổ thời gian thực học:

– Thời gian học các môn học chung: 450 giờ

– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2400 giờ; Thời gian học tự chọn: 900 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 836 giờ; Thời gian học thực hành: 2464 giờ.

II. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng – An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2400

685

1533

182

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

315

159

111

45

MH 07

Vẽ kỹ thuật cơ khí

90

30

50

10

MH 08

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

45

24

14

7

MH 09

Vật liệu cơ khí

45

25

13

7

MH 10

Cơ kỹ thuật

60

40

12

8

MH 11

Kỹ thuật điện – Điện tử công nghiệp

45

27

11

7

MH 12

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

13

11

6

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2085

526

1422

137

MĐ 13

Chế tạo phôi hàn

150

40

101

9

MĐ 14

Gá lắp kết cấu hàn

60

15

37

8

MĐ 15

Hàn hồ quang tay cơ bản

240

64

162

14

MĐ 16

Hàn hồ quang tay nâng cao

180

8

164

8

MĐ 17

Hàn MIG/MAG cơ bản

90

24

58

8

MĐ 18

Hàn MIG/MAG nâng cao

90

8

76

6

MĐ 19

Hàn TIG cơ bản

90

24

58

8

MH 20

Quy trình hàn

75

30

41

4

MĐ 21

Kiểm tra và đánh giá chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế

90

77

7

6

MĐ 22

Thực tập sản xuất

270

16

241

13

MĐ 23

Hàn TIG nâng cao

90

4

78

8

MĐ 24

Hàn ống công nghệ cao

165

3

155

7

MĐ 25

Hàn tiếp xúc (hàn điện trở)

60

10

43

7

MĐ 26

Hàn tự động dưới lớp thuốc

60

22

31

7

MH 27

Tổ chức quản lý sản xuất

45

20

22

3

MĐ 28

Tính toán kết cấu hàn

60

48

4

8

MH 29

Anh văn chuyên ngành

90

40

46

4

MĐ 30

Thực tập tốt nghiệp

180

73

98

9

Tổng cộng

2850

905

1733

212

 

IV. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ TỰ CHỌN, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 31

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

30

20

6

4

MĐ 32

Hàn khí

120

20

94

6

MĐ 33

Thực hành Gò

180

14

156

10

MĐ 34

Hàn ống cơ bản

210

30

170

10

MĐ 35

Hàn đắp

60

20

36

4

MĐ 36

Hàn gang

60

15

39

6

MĐ 37

Hàn kim loại và hợp kim màu

120

20

94

6

MĐ 38

Hàn thép hợp kim

120

12

100

8

 

Tổng cộng

900

151

695

54

 

 

 

V. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc môn học/môđun và thi tốt nghiệp

1.1. Kiểm tra kết thúc môn học:

– Hình thức kiểm tra: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.

– Thời gian kiểm tra:

+ Lý thuyết: 90 – 120 phút

+ Thực hành: 4 – 8 giờ

 

 

 

1.2. Thi tốt nghiệp:

 

 

 

Số TT

Nội dung

Hình thức

Thời gian

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

 

– Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị, trả lời 20 phút/sinh viên)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

– Thực hành nghề

– Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết và thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

2. Giáo dục ngoại khoá:

– Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các Cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh có gia công kim loại bằng phương pháp Hàn;

– Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

– Thời gian cho hoạt động ngoại khoá bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào một thời điểm thích hợp:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

 Thể dục, thể thao

 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

 Văn hoá, văn nghệ:

 Qua các phương tiện thông tin đại chúng

 Sinh hoạt tập thể

 

 Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

 Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

 Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

 Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại:

Tham quan phòng thí nghiệm cơ khí, Hàn 

Tham quan một số doanh nghiệp sản xuất có liên quan đến Hàn

Mỗi học kỳ 1 lần

 

3. Các chú ý khác:

– Học tập nội quy quy chế khi học sinh mới nhập trường

– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, xí nghiệp và nhà máy ….

– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh./.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn caodangngheso2.edu.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | caodangngheso2.edu.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status