Tin tức

Sơ cấp nghề Sửa chữa, lắp ráp máy tính

 

QUÂN KHU 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 2 – BQP

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

 

 

 CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 42/QĐ-CĐN2 ngày 21 tháng 01 năm 2013

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng  nghề số 2 – BQP)

  

 

Tên nghề: Sửa chữa, lắp ráp máy tính

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:  

– Kiến thức:

          + Trình bày được các kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin, máy tính điện tử, mạng máy tính;

          + Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần trong hệ thống máy tính;

          + Đọc và hiểu các thông số kỹ thuật của các thành phần phần cứng máy tính;

          + Mô tả được trình tự lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi;

          + Phân tích, đánh giá và đ­ưa ra giải pháp xử lý các sự cố, tình huống thường gặp trong  máy vi tính;

          + Trình bày được cấu trúc, nguyên lý vận hành của mạng LAN;

– Kỹ năng:

          + Lắp đặt được hệ thống máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi;

          + Lắp ráp, cài đặt, cấu hình  hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng;

          + Chẩn đoán, sửa chữa, bảo dưỡng các thành phần bên trong máy tính và các phần mềm; nhận biết, xử lý được các lỗi, sự cố cơ bản thường xảy ra trong máy tính;

          + Lắp đặt, thiết lập và quản lý được hệ thống mạng LAN vừa và nhỏ; tìm kiếm thông tin trên mạng Internet phục vụ cho chuyên môn;

         + Có khả năng tự nâng cao trình độ chuyên môn tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

– Thái độ:

           + Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

          + Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.

2. Cơ hội việc làm:  

Sau khi tốt nghiệp học sinh sẽ làm việc tại:

– Các doanh nghiệp, cơ quan, trường học có trang bị hệ thống máy tính;

– Các công ty chuyên kinh doanh  máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, và bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính;

– Quản lý mạng LAN vừa và nhỏ, quản lý phòng Internet.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học:

         – Thời gian đào tạo: 04 tháng

          – Thời gian học tập: 17 tuần

          – Thời gian thực học: 510 giờ

         – Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc khoá học: 20 giờ

2. Phân bổ thời gian thực học:

Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 510 giờ

  + Thời gian học lý thuyết: 144 giờ

  + Thời gian học thực hành: 326 giờ

  + Thời gian kiểm tra: 40 giờ        

III. DANH MỤC MÔN HỌC,  MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

 

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH01

Tin học đại cương

75

15

56

4

MĐ02

Tin học văn phòng

90

20

62

8

MĐ03

Cấu trúc máy tính

60

34

22

4

MĐ04

Lắp ráp và cài đặt máy tính

120

30

80

10

MĐ05

Sửa chữa máy tính và thiết bị ngoại vi

90

20

62

8

MĐ06

Mạng máy tính

75

25

44

6

Tổng cộng

510

144

326

40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học:

1.1. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:

          – Lý thuyết:         

+ Viết: 60 ÷ 120 phút

+ Vấn đáp: 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời

+ Trắc nghiệm: Không quá 60 phút

– Thực hành: 4 ÷ 8 giờ

1.2. Kiểm tra kết thúc khóa học:

          Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm hoặc dịch vụ.

2. Các hoạt động giáo dục ngoại khóa:

Néi dung

Thêi gian

1. Thể dục, thể thao

5h – 6h;  17h – 18h hằng ngày

2. Văn hóa, văn nghệ

Vào ngoài giờ học hằng ngày

3. Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học

4. Vui chơi, giải trí và hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức

3. Các chú ý khác:

          – Học tập nội quy, quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường;

        – Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất;

        – Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh./.

 

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn caodangngheso2.edu.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2025 | caodangngheso2.edu.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status